Tranh chấp nhãn hiệu giải quyết như thế nào?
Tranh chấp nhãn hiệu là không thể tránh trong thời điểm kinh tế đang phát triển, các Công ty mọc ra như nấm sau mưa. Việc xử lý, đòi quyền lợi liên quan đến những mâu thuẫn sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cần đúng đắn, tuân thủ pháp luật để đảm bảo quyền lời chính đáng cho chủ sở hữu hợp pháp của thương hiệu đó.– Luật Sở hữu Trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009;
– Luật Tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung 2015;
– Luật Khiếu nại 2011;
– Luật Tố cáo 2011;
– Luật Cạnh tranh 2014;
– Thông tư 01/2007/TT-BKHCN năm 2007 của Bộ Khoa học Công nghệ;
– Các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Tranh chấp nhãn hiệu là gì ?
Tranh chấp nhãn hiệu được hiểu là những mâu thuẫn, bất hòa và xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên liên quan đến một hoặc nhiều nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mà trong đó các bên cho rằng nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình và việc sử dụng nhãn hiệu của bên kia đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Hành vi như thế nào mới được coi là tranh chấp nhãn hiệu độc quyền?
Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định cách hàng vi dưới đây được coi là vi phạm bản quyền nhãn hiêu:
1. Sử dụng nhãn hiệud hình ảnh, ký hiệu gần giống gây nhầm lẫn với thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
2. Sử dụng nhãn hiệu có tên phiên âm giống hoặc gần giống với tên nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
3. Một số dấu hiệu khác liên quan đến mục đích gây nhầm lẫn với thương hiệu nổi tiếng phát sinh trong các vụ án liên quan đến quyền sở hữu thương hiệu
Có mấy loại tranh chấp nhãn hiệu?
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.”
Các phương pháp giải quyết tranh chấp nhãn hiệu