EVFTA - Một số thay đổi trong sở hữu trí tuệ
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA): Một số thay đổi trong sở hữu trí tuệSáng ngày 8/6/2020, Quốc hội Việt Nam đã có phiên họp toàn thể thông qua Nghị quyết phê chuẩn EVFTA, theo đó Hiệp định có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1/8/2020. Vấn đề về sở hữu trí tuệ (SHTT) ngày càng được các doanh nghiệp trong nước quan tâm trong việc nâng cao giá trị thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
Thay đổi về kiểu dáng công nghiệp
Cam kết về kiểu dáng trong EVFTA có một số điểm mới (so với pháp luật hiện hành) đáng chú ý sau đây:
- Việt Nam phải gia nhập và bảo đảm thực thi các quy định của Hiệp định Hague (La Hay) về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.
- Việt Nam phải quy định rõ hơn về việc bảo hộ kiểu dáng tổng thể và kiểu dáng linh kiện thành phần (thông qua tiêu chí “nhìn thấy được”).
- Việt Nam cần quy định rõ hơn về việc kiểu dáng công nghiệp cũng có thể là đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả.
Thay đổi về sáng chế
Khi EVFTA có hiệu lực, pháp luật về SHTT tại Việt Nam sẽ cần bổ sung thêm quy định về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp của một bộ phận trong một sản phẩm phức hợp. EVFTA yêu cầu Việt Nam phải có quy định cho phép “bù đắp” cho các trường hợp thời gian bảo hộ sáng chế bị rút ngắn do chậm trễ trong thủ tục cấp phép lưu hành (nhưng không ràng buộc về cách thức “bù đắp”).